7 giai đoạn dẫn đến thành công, bạn đang ở nấc thang thứ mấy.
- 10/09/2019
- Posted by:daotaonganhan
- Category:Cuộc sống
Con đường đi tới thành công luôn gắn với những rủi ro, khó khăn chồng chất. Cuộc hành trình dài nhiều gian khổ dạy bạn cách đương đầu với các trở ngại, rèn luyện khả năng tự phục hồi sau những vấp ngã.
Giai đoạn 1: Khó khăn khi bắt đầu
Mỗi người thành công đều phải trải qua một hành trình nhiều khó khăn. Mọi con đường trải hoa hồng đều có thêm những mũi gai. Những trở ngại khó khăn trong giai đoạn này lại là động lực để giúp bạn có thêm sức mạnh tiến tới thành công. Bạn có thể chấp nhận giai đoạn đau khổ như một người bạn đồng hành chứ không nhất thiết phải tìm cách chống lại nó.
Mỗi ngày mới là một cơ hội để bạn thử thách bản thân và tìm thấy chính mình. Một chút căng thẳng sẽ là động lực đẩy bạn về phía trước.
Giai đoạn 2: Muốn từ bỏ càng sớm càng tốt
Trên con đường thành công, bạn sẽ tự hỏi bản thân nhiều lần rằng liệu mình có đang đi đúng hướng. Bạn sẽ trải qua những giây phút căng thẳng, cảm giác mất mát và vô vọng. Đó là lúc bạn càng cần vững tin vào bản thân và chuẩn bị tinh thần để tiếp tục chiến đấu.
Cách nhanh nhất để từ bỏ giấc mơ của bạn là bỏ cuộc khi mọi thứ có vẻ không như ý. Càng kiên trì và nỗ lực, thành công càng sớm đến với bạn.
Giai đoạn 3: Mất dần những mối quan hệ
Khi bạn theo đuổi sự nghiệp, không phải ai cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn. Thành công cần rất nhiều nỗ lực và hi sinh. Nhiều người thân có thể không chấp nhận việc bạn không có thời gian dành cho họ. Đầu tư thời gian và nỗ lực để tìm kiếm thành công, bạn sẽ phải hi sinh những mối quan hệ, sở thích…
Càng đến gần thành công, con đường càng nhỏ hẹp và bạn phải chấp nhận “đơn thương độc mã”.
Giai đoạn 4: Nhiều người ngăn cản
Trong cuộc sống, có những điều bạn chỉ nên giữ riêng trong suy nghĩ. Chia sẻ những điều này với người khác bạn có thể chỉ nhận lại sự phản đối. Tâm trí con người dường như được lập trình để tin nhiều hơn vào những điều tiêu cực.
Trên hành trình tìm kiếm mục tiêu, bạn sẽ gặp không ít kẻ ngăn cản, làm bạn nản chí bởi những nỗi sợ hãi mơ hồ đến những khó khăn có thật. Đừng để những điều tiêu cực đó ảnh hưởng đến tinh thần của bạn. Hãy làm việc trong im lặng và để thành công nói lên tất cả.
Giai đoạn 5: Bị ghét không lí do
Thực tế, nhiều người có xu hướng không thích những người thành công. Người xuất chúng, nổi bật thường phải chịu sự ganh tị. Những người nhỏ nhen không thích kẻ có được những thứ họ thiếu. Thỏa hiệp với sự ganh tị là điều khó khăn, nhất là khi bạn muốn duy trì mối quan hệ với những người này. Hãy để họ đi, bởi những người này cũng không thể ảnh hưởng đến con đường bạn đi, công việc bạn làm. Hãy coi họ nhưng một thử thách để trải nghiệm. Rồi bạn sẽ nghiệm ra chân lí rằng, những người ghét bạn sẽ khiến bạn thành công hơn.
Giai đoạn 6: Nghi ngờ chính mình
Trong mỗi hành trình, sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy “đóng băng” bởi sự nghi ngờ chính mình. Đôi khi, bạn không tin tưởng kiến thức bạn đang có, nghi ngờ định hướng và khả năng của chính bản thân. Tất cả những vấn đề này đều dẫn đến những xung đột bên trong. Nghi ngờ bởi bạn không muốn đưa ra quyết định sai lầm và kết thúc mọi chuyện. Hãy nhớ rằng, không có sai lầm nào không thể khắc phục, chỉ cần bạn luôn tìm ra hướng đi mới, vượt qua sự thiếu tự tin và luôn đặt ra nguyên tắc về thời gian. Sự chậm trễ, trì hoãn đôi khi là nguyên nhân chính của thất bại.
Giai đoạn 7: Thất bại
Không có con đường nào đảm bảo sự thành công. Bạn có thể thất bại một, hoặc một vài lần và chịu nợ nần. Bạn cũng có thể phải chịu sự sỉ nhục, chỉ trích bởi những sai lầm. Bạn có thể mất tất cả và làm lại từ đầu… Nhưng trước hết bạn phải dám thử sức để biết rõ những điều đang và sẽ xảy ra. Rủi ro đôi khi lại chính là cơ hội để bạn tiếp cận mục tiêu theo một hướng mới, cách mới. Mục đích của thất bại chính là giúp bạn tinh chỉnh các nỗ lực để hướng tới thành công nhanh hơn.
Sưu Tầm