TIN TỨC
Cách để tôn trọng bản thân – Phần 3
- 31/05/2017
- Posted by:daotaonganhan
- Category:Cuộc sống
Phát triển lòng tự tôn cá nhân có thể giúp bạn hoàn thiện tiềm năng, duy trì các mối quan hệ lành mạnh và khiến mọi người xung quanh tôn trọng bạn. Nếu bạn muốn tôn trọng bản thân, bạn phải học cách chấp nhận chính mình và nỗ lực để đạt được những điều bản thân mong ước. Hãy học cách hài lòng với bản thân và làm mọi người đối xử với bạn đúng như bạn đáng được hưởng.
PHẦN 1: TƯ DUY CHÍNH XÁC
PHẦN 2: HÀNH ĐỘNG
PHẦN 3: TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI KHÁC
Tôn trọng người khác. Nếu muốn tôn trọng bản thân, bạn phải tôn trọng những người xung quanh, không chỉ là người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn mà toàn bộ con người trên trái đất không gây tổn hại đến bạn. Tất nhiên, nhiều người không đáng được tôn trọng, nhưng bạn nên đối xử với người khác theo cách bạn muốn họ đối xử với mình. Giữ thái độ tôn trọng dù là nói với sếp hay nhân viên thanh toán ở cửa hàng tạp hóa. Sau đây là một số cách cơ bản để tôn trọng người khác:
- Trung thực với mọi người.
- Không đánh cắp, làm tổn thương hay xúc phạm họ.
- Lắng nghe điều họ nói, xem xét ý kiến của họ và tránh ngắt lời.
Nhận ra người không tôn trọng bạn và tiến hành ngừng việc đó lại. Người có lòng tự tôn không cho phép người khác đối xử tệ bạc với mình, và không muốn quan hệ với những người không biết tôn trọng. Có nhiều lần ta chấp nhận bị đối xử tệ bạc bởi vì ta tin rằng người đó không biết điều gì tốt hơn hoặc chưa sẵn sàng rời xa người đó, hoặc quá thất vọng về bản thân nên không nghĩ mình đáng được đối xử tốt hơn. Khi có ai đó không tôn trọng bạn, hãy đấu tranh vì bản thân và bảo người đó phải đối xử với bạn tốt hơn.[11]
- Nếu ai đó vẫn tiếp tục không tôn trọng bạn thì quên người đó đi. Không dễ khi quay lưng lại với người không tôn trọng bạn nếu bạn thật sự quan tâm đến người đó. Nhưng một khi đã phá bỏ thói quen giao du với những người khiến bạn khó chịu thì bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được lòng tự tôn.
- Học cách phát hiện mối quan hệ mang tính bạo hành hoặc kiểm soát. Khó có thể nhận ra khi người gần gũi với chúng ta tỏ ra thiếu tôn trọng, đặc biệt là khi họ tinh tế và lén lút trong một mối quan hệ lâu dài.
Luyện tập giao tiếp không bạo lực. Khi nói chuyện với ai đó về hành vi thiếu tôn trọng của họ, bạn nên giữ thái độ tích cực và giao tiếp hiệu quả theo hướng dẫn sau:[12]
- Không la hét hay xúc phạm đối phương. Hành động như vậy sẽ kết thúc cuộc nói chuyện nhanh chóng và không hiệu quả.
- Xác định cảm xúc. Trung thực với cảm xúc cá nhân, và chịu trách nhiệm về cảm xúc đó.
- Tuyên bố rõ ràng điều bạn muốn trong tình huống đó. Bạn có thể nói “Tôi cần tạo dựng hình ảnh tốt hơn về bản thân và tôi không muốn nghe những bình luận tiêu cực về mình”.
Đừng dựa dẫm quá nhiều vào người khác để làm vui lòng bản thân. Trong tình yêu hay tình bạn, nhiều khi chúng ta thỏa mãn nhu cầu cá nhân và cho phép người khác nắm quyền kiểm soát vì sợ mất họ. Bạn còn coi trọng ý kiến của họ hơn của chính mình. Hơn nữa, chú ý vào nhu cầu của người khác thay vì của bản thân là dấu hiển điển hình của việc thiếu lòng tự tôn. Thay vào đó, tin tưởng ý kiến cá nhân và đặt nhu cầu bản thân lên trên hết. Bạn phải hiểu rằng bạn không cần phục thuộc vào người khác để bản thân cảm thấy vui vẻ.
- Bước đầu tiên, bạn nên xác định những điều bản thân có thể và không thể kiểm soát. Ví dụ, bạn không thể kiểm soát hành động của người khác (bạn có thể tác động nhưng không thể kiểm soát họ) và không thể kiểm soát thời tiết. Nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của bản thân trong tình huống xấu hay cảm xúc.
- Bạn nên hành động để thay đổi cách kiểm soát các mối quan hệ khác nhau, chẳng hạn như trở nên quyết đoán hơn và tìm hiểu về ranh giới lành mạnh, cách ép buộc và gắn bó với họ. Điều này giúp bạn tìm hiểu chuẩn mực hành vi lành mạnh và khích lệ người khác đối xử với bạn tốt và nâng cao sự tự tôn.
Tha thứ cho người khác. Nếu muốn tôn trọng bản thân, bạn phải học cách tha thứ cho những người đã từng có lỗi với bạn. Điều này không có nghĩa là phải trở thành bạn tốt của họ, nhưng trong thâm tâm bạn nên tha thứ cho họ để bước tiếp. Nếu bạn dành thời gian suy nghĩ về mối hận thù, oán giận thì bạn không thể suy nghĩ thấu đáo hay sống cho hiện tại. Vì vậy, hãy tha thứ cho họ và bước tiếp.[13]
- Ngay cả với người đã làm bạn tổn thương sâu sắc, bạn cần vượt qua quá khứ đó. Không thể để bản thân bị nhấn chìm trong giận dữ và oán hận mãi mãi.
- Tha thứ cho người khác là món quà cho chính bạn, là hành động chữa lành vết thương cho chính bạn. Nổi cáu một chút cũng không hề gì nhưng oán hận lâu dài sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và niềm vui của bạn. Khi người khác đối xử không tốt với bạn vì họ cũng bị đối xử tệ bạc, vậy thì họ còn thảm thương hơn bạn. Vậy nên hãy tha thứ cho lỗi lầm của họ vì chính bản thân bạn.
Mời các bạn tiếp tục theo dõi phần 4: Đối Tốt với Bản thân
Sưu tầmNguồn và trích dẫn:- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/08/06/5-ways-to-get-to-know-yourself-better/
- ↑ http://tinybuddha.com/blog/getting-to-know-yourself-what-you-like-and-what-you-want-in-life/
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/08/06/5-ways-to-get-to-know-yourself-better/
- ↑ http://www.beliefnet.com/Wellness/Health/Getting-to-Know-Yourself-Better.aspx?p=4
- ↑ http://www.webmd.com/balance/features/learning-to-forgive-yourself
- ↑ http://www.positivelypresent.com/2014/10/respect-yourself.html
- ↑ http://www.positivelypresent.com/2014/10/respect-yourself.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-freedom/201205/are-you-comparison-junkie
- ↑ http://www.usu.edu/arc/idea_sheets/pdf/handling_criticism.pdf
- ↑ http://www.positivelypresent.com/2014/10/respect-yourself.html
- ↑ http://candaceplattor.com/blog/the-secret-of-self-respect-we-teach-other-people-how-to-treat-us/
- ↑ http://www.drlwilson.com/articles/nonviolent_communication.htm
- ↑ http://www.positivelypresent.com/2014/10/respect-yourself.html
- ↑ http://www.positivelypresent.com/2014/02/positive-words.html
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/07/03/how-to-manage-emotions-more-effectively/
- ↑ http://www.positivelypresent.com/2014/10/respect-yourself.html