Nghề “Chuyên viên an toàn lao động”?
- 10/05/2017
- Posted by:daotaonganhan
- Category:Cuộc sống
- Bạn đang tìm một công việc cho mình?
- Bạn đang là sinh viên năm 3 và năm 4?
- Bạn học kinh tế, cơ khí, xây dựng, công nghiệp hay môi trường?
- Bạn đang định hướng tìm một việc làm cho mình trong tương lai?
Hãy dành thêm vài phút cho bài viết bên dưới, vì nó có thể giúp bạn.
Nếu bạn chưa hề nghe đến nghề “Chuyên viên an toàn lao động”, bạn thử gõ thử cụm từ “Tìm việc chuyên viên an toàn lao động” trên google nhé.
Bạn có đang ngạc nhiên vì có một nghề nhiều cơ hội đến vậy mà mình chưa biết đến không?
Hiện nay, ngành an toàn lao động đang được phát triển rất nhanh. Nhưng hiện tại việc đào tạo chuyên ngành an toàn lao động còn rất ít. Điển hình có 2 trường: Đại Học Công Đoàn – Ở Hà Nội và ĐH Tôn Đức Thắng ở TP HCM.
Vì lẽ đó, Ngành An toàn lao động (HSE) đang thiếu nhân lực nghiêm trọng. Đây là cơ hội dẫn đến nhiều người ở nhiều ngành khác nhau chuyển sang ngành an toàn lao động để làm. Một trong số các ngành phù hợp để chuyển sang nghề an toàn dễ dàng như: Xây dựng, Môi Trường, Điện, Cơ Khí….
Công việc của Chuyên viên an toàn lao động thường bao gồm:
– Thiết lập và kiểm soát các quy định về An toàn vệ sinh lao động, Môi trường, 5S, PCCC theo quy định của Pháp luật và Công ty.
– Xây dựng, cập nhật nội quy, quy định, quy trình về An toàn vệ sinh lao động, Môi trường, 5S, PCCC đến các chi nhánh/nhà máy đảm bảo thực hiện đồng bộ theo quy chuẩn đồng nhất toàn Công ty. Duy trì thực hiện các quy trình, quy định đảm bảo việc thực hiện ở các chi nhánh/nhà máy theo quy định, quy trình được cập nhật mới nhất.
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động, Môi trường, 5S, PCCC tại các chi nhánh theo quy định Pháp luật và Công ty.
– Tổ chức các buổi huấn luyện, tập huấn An toàn vệ sinh lao động, Môi trường, 5S, PCCC cho đội ngũ cán bộ & công nhân định kỳ tại các nhà máy/chi nhánh. Đảm nhiệm vai trò là người hướng dẫn huấn luyện chính trong các lớp huấn luyện thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.
– Kiểm tra, giám sát việc ghi chép các hồ sơ nhật ký về an toàn lao động tại các nhà máy/chi nhánh. Xây dựng, cập nhật, cải tiến bộ mẫu biểu cần thiết trong vai trò, trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất được an toàn, hiệu quả.
– Báo cáo định kỳ và các trường hợp đột xuất có liên quan đến An toàn vệ sinh lao động, Môi trường, 5S, PCCC cho Giám đốc Vận hành sản xuất. Báo cáo điều tra và phân tích đầy đủ về các trường hợp có Tai nạn lao động, mất an toàn vệ sinh nơi làm việc.
– Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong công tác hỗ trợ đăng ký, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, BAP, 5S…
Và tất nhiên, công ty nào cũng cần ít nhất một chuyên viên an toàn, hơn nữa, các tập đoàn nước ngoài càng chú trọng về đội ngũ này.
Vậy để có thể ứng tuyển vào vị trí “Chuyên viên an toàn lao động” bạn cần trang bị kiến thức gì để tự tin hơn, dù bạn là người học trái ngành.
Mời bạn đón đọc bài viết “Con đường trở thành chuyên viên an toàn lao động“.
Tham khảo thêm các việc làm liên quan đến an toàn lao động tại đây.